fbpx

Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi

Ở tư thế cúi kể cả đứng hay ngồi và đặc biệt có xách thêm vật nặng thì áp lực nội đĩa đệm sẽ tăng lên rất nhiều lần, và là tư thế dễ gây đau lưng cấp do sự tăng lên đột ngột của áp lực này có thể gây lồi đĩa đệm.

Vai trò của áp lực nội đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống nằm giữa 2 đốt sống có chức năng như cái giảm xóc giúp cột sống vận động linh hoạt. Trọng lượng của phần trên cơ thể tác động lên đĩa đệm tạo nên áp lực trong đĩa đệm (hay áp lực nội đĩa đệm). Khi đĩa đệm bị thoát hóa (do tuổi tác, do nghề nghiệp…) cộng với áp lực nội đĩa đệm tăng lên do 1 nguyên nhân nào đó sẽ làm nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí, chèn ép các thành phần thần kinh, dây chằng gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.

Các tư thế cột sống ảnh hưởng thế nào đến áp lực nội đĩa đệm

Đoạn vận động là một đơn vị cấu trúc và chức năng của cột sống, bao gồm: khoang gian đốt chứa đĩa đệm và nhân nhày, nửa phần thân đốt sồng trên và đốt sống dưới, khớp đốt sống, hệ thống dây chằng và tất cả phần mềm tương ứng. 

Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi

Sơ đồ đoạn vận động cột sống thắt lưng

Đoạn vận động của cột sống hoạt động giống như một cái kẹp giấy mà bản lề chính là khớp đốt sống. Ở trạng thái cúi, khoang gian đốt hẹp lại làm tăng áp lực nội đĩa đệm. Còn ở trạng thái nằm nghỉ hoặc cột sống ưỡn, khoang gian đốt giãn ra làm giảm áp lực nội đĩa đệm.

Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi

Ở tư thế cúi (1) áp lực nội đĩa đệm tăng, nhân nhày bị đẩy ra sau

Năm 1964, Nachemson đã đo áp lực nội đĩa đệm khoang gian đốt L3-L4 ở các tư thế như sau:

Tư thếNằm ngửaNằm nghiêngĐứng thẳngĐứng cúiĐứng cúi xách 20kgNgồi ghế không tựaNgồi ghế cúiNgồi cúi xách 20kgHo, rặn, cười…
kg157010015020014019027050

Như vậy ở tư thế cúi kể cả đứng hay ngồi và đặc biệt có xách thêm vật nặng thì áp lực nội đĩa đệm sẽ tăng lên rất nhiều lần, và là tư thế dễ gây đau lưng cấp do sự tăng lên đột ngột của áp lực này có thể gây lồi đĩa đệm.

Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi

Tuyệt đối không được cúi đặc biệt là cúi bê vật nặng

Tư thế đúng khi bê nâng vật nặng

Như vậy tư thế cúi khom và đặc biệt là cúi bê vật nặng cần tuyệt đối tránh đối với bệnh nhân đau lưng mạn tính. Tư thế đúng khi cần bê nhấc 1 vật nặng là phải chùng chân-thẳng lưng hoặc quỳ 1 gối rồi từ từ đứng lên. Xem hình vẽ dưới đây để hình dung tư thế cần thực hiện:

Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi

Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Tại sao người bệnh đau lưng không được cúi Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000
“Quy trình” nhấc bê vật nặng khỏi mặt đất quỳ 1 gối và chùng chân-thẳng lưng

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Bạn cần tư vấn

Nếu bạn có câu hỏi hãy nhấp chuột chọn Tư vấn trực tuyến để chát với chuyên gia. Bạn có thể gọi theo số 084 354 8686 hoặc hãy điền số điện thoại vào form bên dưới và "Gửi", chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn:

    Cột sống

    Thông thường một liệu trình điều trị bệnh cột sống trong 10 ngày bao gồm 4-6 kỹ thuật điều trị (kéo giãn, châm cứu, điện xung, siêu âm, chườm thuốc, ...), mỗi ngày hết khoảng 250-300k, nếu đóng trước cả đợt 10 ngày sẽ được giảm ngay 10%.

    Ngoài ra hiện tại Phòng khám đang triển khai Chương trình khuyến mại giảm ngay 20% và giảm tới 30% gói 10 lần điều trị cột sống.

    DMCA.com Protection Status